Cửa kính bị hấp hơi nước: Nguyên nhân và cách khắc phục

GrandWindows
Thứ Tư, 09/08/2023 – 10:14 sáng

Cửa kính bị hấp hơi nước là một hiện tượng thường gặp đối với khí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái cho bạn. Như làm mất đi vẻ đẹp của cửa kính, ảnh hưởng đến tầm nhìn, gây ẩm mốc cho tường và đồ dùng xung quanh. Thậm chí điều này còn có hại cho sức khỏe của bạn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Grandwindows tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng này nhé.

Tại sao cửa kính bị hấp hơi nước?

Cửa kính bị hấp hơi nước là do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong và bên ngoài nhà. Khi không khí ấm và ẩm từ bên trong tiếp xúc với cửa kính lạnh, nó sẽ ngưng tụ thành những giọt nước trên bề mặt kính. Đây là một quá trình vật lý tự nhiên, giống như khi bạn thở ra hơi nước vào một chiếc gương hay một cốc nước lạnh.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm. Như thời tiết, khí hậu, hoạt động sinh hoạt, thiết kế nhà, hay loại cửa kính.

Hiện tượng cửa kính bị hấp hơi nước
Cửa kính bị hấp hơi nước

Xem thêm: Kính hộp cách âm cách nhiệt: Ưu điểm và nhược điểm

Những ảnh hưởng khi cửa kính bị hấp hơi nước

Hiện tượng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nhà cửa, đồ dùng, và sức khỏe của bạn.

  • Cửa kính bị mờ đục và không còn sáng bóng khi bị hấp hơi nước. Điều này làm giảm tầm nhìn và thẩm mỹ của cửa kính.
  • Hơi nước từ cửa sổ cũng có thể làm ướt những đồ dùng xung quanh và khiến chúng dễ hư hoặc méo mó. Ví dụ, gỗ, giấy, vải, da, hay kim loại có thể bị mục, biến dạng, mất màu, hay gỉ do ẩm ướt.
  • Những giọt nước trên cửa sổ có thể rỉ và thấm vào tường của bạn. Đây sẽ là nguyên nhân khiến tường ẩm mốc, bong tróc và xuất hiện vết nứt.
  • Cửa kính bị hấp hơi nước khiến cho không khí trong nhà trở nên ẩm thấp. Đây là là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, như vi khuẩn, virus, hay nấm mốc. Độ ẩm cao còn khiến cho các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn.

    Chênh lệch nhiệt độ độ ẩm khiến cửa kính bị hấp hơi nước
    Chênh lệch nhiệt độ độ ẩm khiến cửa kính hấp hơi nước

Cách khắc phục khi cửa kính bị hấp hơi nước

Những phiền toái kể trên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bạn vậy làm thế nào để khắc phục nó?

Giữ không gian thông thoáng

Bạn nên mở các lỗ thông hơi để cho không khí ẩm và ấm thoát ra ngoài. Điều này sẽ giúp giảm lượng hơi nước ngưng tụ trên cửa kính. Bạn cũng nên thiết kế đồ dùng trong phòng sao cho không bị chặn lối lưu thông không khí.

Khắc phục cửa kính bị hấp hơi nước
Khắc phục cửa kính bị ngưng tụ hơi nước

Cải thiện không khí ấm và ẩm

Bạn nên sử dụng quạt hút và quạt thông gió trong nhà, đặc biệt là phòng tắm và nhà bếp để xua đi hơi ẩm do tắm vòi sen, nấu ăn, hay sấy quần áo. Bạn cũng nên phơi quần áo ngoài trời, đóng cửa phòng tắm khi tắm, và đậy nắp nồi khi nấu ăn.

Cải thiện khả năng thông gió và lưu thông không khí

Bạn nên mở cửa sổ để cho không khí trong nhà được trao đổi với không khí bên ngoài. Điều này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm, và ngăn chặn không khí lạnh bám vào cửa kính. Bạn cũng có thể dùng quạt để tạo luồng không khí trong nhà.

Sử dụng các loại vật liệu chống ngưng tụ hơi nước

Bạn có thể sử dụng các loại vật liệu chống ngưng tụ để bảo vệ cửa kính của bạn như là kính cách nhiệt hai lớp, keo silicone, hay miếng dán chống ngưng tụ… Kính hộp 2 lớp là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả lâu dài.

Hy vọng những cách trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ nguyên nhân tình trạng cửa kính bị hấp hơi nước. Từ đó lựa chọn những phương xử lý chặn hiệu quả.

Grand Windows là đơn vị sản xuất, thi công, lắp đặt sản phẩm nhôm kính, vách kính… tại hầu hết các công trình lớn nhỏ trong 10 năm qua. Để trải nghiệm sản phẩm quý khách có thể đến với showroom hoặc liên hệ tới Hotline 0899.356.456 để được chúng tôi hỗ trợ. Xin trân thành cảm ơn quý khách.

    Đăng ký nhận báo giá

    Xem thêm:


    TIN LIÊN QUAN
    5 1 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    logofooter

    Đăng ký để nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi!

    Bản quyền website thuộc về Grand Windows.
    Copyright © 2021 www.grandwindows.vn

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x