Thẻ: khác biệt giữa cửa đi mở lùa và mở quay

3 chi tiết khác biệt giữa cửa đi mở lùa và mở quay

Nhiều khách hàng đang phân vân giữa cửa đi mở lùa và mở quay nên chọn loại nào? Bởi mỗi loại cửa đều có những điểm độc đáo riêng. Hãy cùng Grand Windows tìm hiểu 3 điểm khác biệt giữa 2 loại cửa này để có lựa chọn phù hợp.

Thông tin về cửa đi mở lùa và mở quay

Mỗi loại cửa sẽ cung cấp những thông tin khác nhau về định nghĩa, quy cách đóng mở. Những thông tin này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn bao quát hơn về sản phẩm.

Cửa đi mở lùa

Loại cửa này còn gọi là cửa mở trượt, hoạt động theo nguyên tắc cánh cửa trượt qua lại trên ray. Cửa có thiết kế 1 – 3 ray trượt tương ứng với 1 – 6 cánh cửa. Dạng cửa này rất phổ biến hiện nay và trở thành giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm diện tích. 

Một số ưu điểm của sản phẩm như sau:

  • Sản phẩm cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Quy cách đóng mở dễ dàng.
  • Tối ưu được không gian, tiết kiệm diện tích. Phù hợp với những căn hộ diện tích nhỏ
Thông tin cửa đi mở lùa và mở quay
Tìm hiểu thông tin sản phẩm để có cái nhìn bao quát

Xem thêm: >> So sánh khóa đơn điểm và khoá đa điểm: Nên sử dụng loại nào cho cửa nhôm?

Cửa đi mở quay

Sản phẩm cửa đi mở quay là dạng cửa truyền thống phù hợp với tất cả các công trình xây dựng. Cửa có thể có từ 1 cánh hoặc nhiều cánh trở lên. Dạng cửa này được thiết kế hoạt động theo nguyên tắc mở ra, mở và và xoay trên trục bản lề. Đặc biệt cửa nhôm kính mở quay sẽ mở được với góc 180 độ.

Dòng cửa này có những ưu điểm đáng chú ý sau đây:

  • Cửa có độ bền cao, vững chắc, không bị cong vênh.
  • Thiết kế đóng mở thuận tiện, có thanh hạn vị chống va đập vào tường.
  • Sử dụng chốt đa điểm mang đến tính năng an toàn, chống trộm đột nhập.

3 điểm khác biệt giữa cửa đi mở lùa và mở quay

Nhiều khách hàng vẫn phân vân lựa chọn giữa cửa đi mở lùa và cửa đi mở quay. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu 3 điểm tạo nên sự khác biệt giữa 2 dòng cửa này.

Độ kín khít của cửa

Dòng cửa mở quay sử dụng gioăng kép EPDM để bít kín. Cửa dạng mở lùa thường được bịt kín bằng dây tóc. Vì thế cửa mở quay sẽ có độ kín khít cao hơn, hạn chế được bụi bẩn.

Ngoài ra, cửa quay sử dụng chốt khóa đa điểm, trong khi đó của trượt thường chỉ dùng khóa đơn điểm. Nhờ yếu tố đó khả năng kín khít mà cửa quay cao hơn nhiều.

Khác biệt giữa cửa đi mở lùa và mở quay
Độ kín khít, sự linh hoạt và giá thành tạo nên sự khác biệt

Xét về sự linh hoạt 

Quy cách đóng mở của cửa lùa linh hoạt hơn so với mở quay. Trong quá trình sử dụng, cửa lùa đóng mở nhanh và không chiếm dụng nhiều diện tích. Trong khi đó, cửa mở quay đóng mở sẽ có phần mất thời gian hơn.

Tuy nhiên, cửa lùa chỉ mở được tối đa 50 – 75% diện tích cửa tuỳ thuộc vào số lượng cánh và ray trượt. Còn cửa mở quay có thể mở được tối đa 100% diện tích khung cửa.

Giá thành sản phẩm của 2 loại cửa

Cả 2 dòng cửa đều có cùng chất lượng nhưng xét về giá thành thì cửa mở quay vẫn đắt hơn. Bởi một số phụ kiện như gioăng, khoá… sử dụng ở cửa mở quay nhiều hơn và có giá cao hơn.

Giữa cửa đi mở lùa và mở quay nên dùng loại nào?

Xét về một số tính năng cách âm, cách nhiệt cửa mở quay có thể tốt hơn cửa mở lùa. Nhưng xét về sự tiện lợi và giá thành thì cửa lùa lại hơn. Tuy nhiên, để chọn cửa còn tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, nhu cầu cũng như diện tích lắp đặt… Vì vậy, khách hàng nên tìm hiểu để đưa ra lựa chọn chính xác và phù hợp nhất.

Nên chọn mua cửa đi mở lùa và cửa đi mở quay
Tuỳ thuộc vào vị trí, diện tích lắp đặt để chọn sản phẩm phù hợp

Kết luận

Qua bài viết trên, chắc hẳn khách hàng đã có cái nhìn khác về cửa đi mở lùa và mở quay. Từ đó, quý khách sẽ dễ dàng hơn khi lựa chọn cửa cho gia đình. Ngoài ra, để lắp đặt sản phẩm cửa, quý khách hàng nên chọn đơn vị sản xuất thi công uy tín trên thị trường.

Grand Windows là đơn vị sản xuất, thi công, lắp đặt sản phẩm nhôm kính, vách kính… trong suốt 10 năm qua tại nhiều công trình trên cả nước. Chúng tôi mang đến nhiều sản phẩm chất lượng như Grand Eco, Hopo, Xingfa…  Quý khách hãy ghé thăm showroom để trải nghiệm sản phẩm hoặc liên hệ đến Hotline 0899.356.456 để được chúng tôi hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn quý khách.

    Đăng ký nhận báo giá

    Xem thêm: 

    >> Cửa sổ mở hất 1 cánh nên lắp ở vị trí nào?

    >> Kính cách nhiệt 2 lớp: Ưu điểm và nhược điểm

    logofooter

    Đăng ký để nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi!

    Bản quyền website thuộc về Grand Windows.
    Copyright © 2021 www.grandwindows.vn