Với khả năng chịu lực tốt, cách âm hiệu quả cùng tính thẩm mỹ cao, cửa kính cường lực đang được coi là một phần không thể thiếu trong những căn nhà hiện đại. Vậy loại kính này sẽ phù hợp nhất với những loại hình nhà ở nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ GrandWindows.
Về bản chất, kính cường lực không khác loại kính thông thường song sự an toàn của nó lại vượt trội hơn hẳn nhờ được “tôi nhiệt” ở ngưỡng lên tới khoảng 700 độ C và được làm nguội nhanh bằng khí mát. Nhờ đó, kính cường lực có độ cứng, khả năng chịu nhiệt, chịu lực và va đập tốt hơn hẳn so với loại kính thông thường.
Hiện nay, kính cường lực được xem là vật liệu không thể thiếu trong các công trình kiến trúc từ nhà ở dân dụng cho tới chung cư, cao ốc văn phòng hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội, loại kính này được sử dụng cho nhiều hạng mục như cửa kính, tường kính, vách ngăn, lan can ban công, cầu thang…
Cửa kính cường lực ngày càng có nhiều mẫu mã, thiết kế phong phú, phù hợp với những nhu cầu đa dạng cũng như loại hình nhà ở mà khách hàng mong muốn.
Sự phổ biến và chiếm ưu thế của loại cửa này đến từ những ưu điểm vượt trội như tạo được tầm nhìn bao quát, giúp mở rộng không gian, đảm bảo cách âm, cách nhiệt tốt mà vẫn mang đến ánh sang cần thiết cho căn nhà.
Tất cả những đặc điểm này không chỉ phù hợp với những không gian cần sự sang trọng, thanh lịch như biệt thự, cao ốc văn phòng mà còn trở thành giải pháp tối ưu cho các không gian nhỏ, diện tích khiêm tốn như nhà phố trong ngõ hay căn hộ chung cư.
Với mỗi hạng mục công trình, để chọn ra loại kính cường lực phù hợp sẽ có những yêu cầu đặc trưng. Lựa chọn đúng đắn không chỉ giúp mang đến hiệu quả sử dụng tốt nhất mà còn đảm bảo sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ cho nơi ở của bạn.
2. Lựa chọn cửa kính cường lực cho căn hộ chung cư
Với loại hình nhà ở có diện tích vừa và nhỏ như căn hộ chung cư tại các đô thị lớn, cửa kính cường lực sẽ là giải pháp thực sự phù hợp và đáng để cân nhắc.
Theo đó, cửa kính cường lực trượt lùa sẽ là dòng sản phẩm có tính tương thích tốt nhất nhờ thiết kế linh hoạt, phát huy tối đa công năng sử dụng, đồng thời tiết kiệm diện tích cho không gian nhà ở.
Chưa kể đến ưu điểm dễ vệ sinh, lau chùi trong quá trình sử dụng, cửa kính cường lực còn có thể chịu được lực va đập mạnh, sức gió từ bên ngoài, khó bị rạn nứt hoặc vỡ khi có gió bão lớn, giúp người sử dụng yên tâm ngay cả khi lắp đặt tại các tầng phía trên của chung cư cao tầng.
Với đặc thù của loại hình căn hộ, các thành viên trong gia đình sẽ cùng sinh hoạt chung trên một mặt bằng, để đảm bảo sự riêng tư cần thiết, theo GrandWindows, bạn nên sử dụng các loại kính có độ dày từ 8 – 10mm để vừa an toàn, vừa phát huy được khả năng cách âm, chống rung hiệu quả.
3. Lựa chọn cửa kính cường lực cho nhà ống
Tương tự như loại hình căn hộ, kiểu nhà ống phổ biến tại Việt Nam cũng có diện tích khá khiêm tốn, đặc biệt là những căn nhà trong ngõ nhỏ tại các thành phố lớn. Hiện nay, nhà ống thường có mặt tiền rộng khoảng dưới 5m và thường có chiều dài rất sâu nhưng hẹp về bề ngang.
Chính vì vậy, nếu vẫn sử dụng toàn bộ hệ cửa truyền thống như cửa gỗ hay cửa sắt thì việc lấy ánh sáng, gió tự nhiên cho căn nhà là khó khả thi.
Giải pháp được đưa ra chính là lựa chọn cửa kính cường lực để vừa đem đến không gian hiện đại, thoáng đãng cho căn nhà mà vẫn giải quyết được bài toán về sự an toàn cho gia chủ.
Trên thị trường hiện nay cũng có đa dạng các loại cửa kính cường lực dành cho nhà ống mà bạn có thể cân nhắc. Đơn cử như: cửa kính cường lực, cửa kính cường lực khung inox hay cửa kính cường lực khung nhôm… với đầy đủ mẫu mã, màu sắc khác nhau, phù hợp với thị hiếu, tiêu chí của khách hàng.
Bên cạnh độ cứng gấp 4 – 5 lần so với kính thông thường, loại cửa kính này cũng đảm bảo khả năng cách âm, cách nhiệt tối ưu. Theo đó, nó có thể hoàn toàn “nguyên vẹn” trước sự thay đổi nhiệt đột ngột lên tới 150⸰C, không hề bị nứt vỡ nên rất an toàn cho người sử dụng.
Nếu muốn “nới rộng” không gian căn nhà nhỏ của mình, bên cạnh cửa chính, cửa sổ, đừng ngần ngại sử dụng kính cường lực để thay thế cho những vách tường ngăn cách thô cứng hay tạo điểm nhấn thanh lịch cho khu vực nhà tắm một cách đầy tinh tế, mới mẻ.
2. Vật liệu cấu thành
3. Kích thước
Kích thước | Nhỏ Nhất | Lớn Nhất |
Chiều rộng | 1.500 mm | 20.000 mm |
Chiều cao | 750 mm | 6.000 mm |